Khoa Lưu trữ học & QTVPhttps://aom.ussh.vnu.edu.vn/uploads/aom/untitled-2_1.png
Thứ ba - 08/10/2019 12:34
Những định hướng nghiên cứu chính Nghiên cứu và khảo sát sâu, rộng về lý luận, thực tiễn của lĩnh vực Quản trị văn phòng, nhằm xác định những yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để có thể làm việc tại khu vực/ bộ phận văn phòng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; mở rộng nghiên cứu về áp dụng ISO trong hoạt động văn phòng; văn hóa công sở; đạo đức công vụ, giao dịch điện tử... Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hành chính theo nghĩa rộng (gồm cả hành chính công và đặc biệt là hành chính tư); nghiên cứu sâu về thủ tục hành chính, cải cách hành chính, kỹ năng hành chính để phục vụ nhu cầu đào tạo.
Những định hướng nghiên cứu chính
Nghiên cứu và khảo sát sâu, rộng về lý luận, thực tiễn của lĩnh vực Quản trị văn phòng, nhằm xác định những yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để có thể làm việc tại khu vực/ bộ phận văn phòng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; mở rộng nghiên cứu về áp dụng ISO trong hoạt động văn phòng; văn hóa công sở; đạo đức công vụ, giao dịch điện tử...
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hành chính theo nghĩa rộng (gồm cả hành chính công và đặc biệt là hành chính tư); nghiên cứu sâu về thủ tục hành chính, cải cách hành chính, kỹ năng hành chính để phục vụ nhu cầu đào tạo.
Mở rộng nghiên cứu về hệ thống văn bản quản lý và đi sâu vào các loại văn bản chuyên môn theo từng ngành, từng lĩnh vực.
Nghiên cứu về các biện pháp tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Khoa tập trung mở rộng hướng nghiên cứu vào lĩnh vực xây dựng, đảm bảo hệ thống thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo và quản lý.
Đẩy mạnh nghiên cứu để bổ sung những vấn đề mới cho hệ thống lý luận của lưu trữ học; đẩy mạnh và nghiên cứu sâu về tổ chức lưu trữ của các ngành chuyên biệt, lưu trữ điện tử, số hóa tài liệu lưu trữ; tài liệu có xuất xứ cá nhân, các biện pháp phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ...
Tăng cường việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học vào hoạt động đào tạo thông qua việc biên soạn, tái bản, đề nghị xuất bản các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, tài liệu hướng dẫn học tập để làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, sinh viên.
Các đề tài, dự án tiêu biểu đang thực hiện
Đề tài cấp Đại học quốc gia (QG.16.46) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển ngành lưu trữ học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế (PGS.TS Vũ Thị Phụng chủ trì).
Đề tài cấp Đại học quốc gia: (QG.17.56) Đánh giá nguồn tài liệu lưu trữ về Trung Quốc ở Việt Nam và đề xuất giải pháp tiếp cận, khai thác, sử dụng (TS. Đào Đức Thuận chủ trì).
Đang xây dựng giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Lý luận về quản trị văn phòng.