Nghiên cứu, đào tạo Lưu trữ học ở Việt Nam: Lịch sử và định hướng phát triển

Thứ năm - 04/11/2021 14:54
Giới thiệu lịch sử lưu trữ học Việt Nam và bối cảnh nghiên cứu mới
Nghiên cứu, đào tạo Lưu trữ học ở Việt Nam: Lịch sử và định hướng phát triển
     Là một trong những sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, cuốn sách được biên soạn với sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu thuộc Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Tiếp cận từ nhiều góc độ lịch sử, cuốn sách mô tả một cách hệ thống các công trình nghiên cứu về lưu trữ học Việt Nam từ 1945 đến nay trên nhiều phương diện như tổ chức, quản lý nhà nước, nghiệp vụ lưu trữ đến giá trị tài liệu. Sự gắn kết với hoạt động nghiên cứu cũng được phản ảnh thông qua bức tranh tổng thể và những tiến triển về mục tiêu, phương pháp, nội dung, chương trình đào tạo qua từng thời kỳ ở Việt Nam đã cho thấy vị trí, vai trò của các cơ sở đào tạo đối với sự phát triển chung của ngành. Bằng cách này, các tác giả đã khẳng định lưu trữ học là một khoa học cơ bản có tính ứng dụng cao, có tính chất liên ngành và đang từng bước biến đổi theo yêu cầu mới. Cuốn sách đặc biệt có ý nghĩa với các học giả, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh và những sinh viên quan tâm đến sự phát triển của khoa học lưu trữ trong quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai. 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây