Thạc sĩ Quản trị văn phòng

Thứ tư - 30/09/2020 20:34
Chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng định hướng nghiên cứu phù hợp với mọi đối tượng người học đã có bằng cử nhân, và dự định phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản trị văn phòng với năng lực nghiên cứu giải pháp và đổi mới.


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
– Tên chuyên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Quản trị văn phòng

+ Tiếng Anh: Office Management

– Mã số chuyên ngành đào tạo: 60340406

– Tên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Quản trị văn phòng 

+ Tiếng Anh: Office Management

– Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

– Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Thạc sỹ  ngành Quản trị văn phòng 

+ Tiếng Anh:  Master in Office Management

– Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1.Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo nhằm giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức lý luận, thực tiễn để có trình độ chuyên môn sâu về chuyên ngành Quản trị văn phòng ở bậc thạc sĩ; có khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành để thiết kế, xây dựng, tham mưu, tư vấn hoặc trực tiếp thực hiện việc tổ chức, kiểm soát công việc hành chính, văn phòng và tổ chức, điều hành bộ phận hành chính, văn phòng tại các cơ quan, doanh nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị văn phòng; có đủ năng lực và phẩm chất để tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học về lĩnh vực quản trị văn phòng. 

2.2. Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức: 

Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, nhằm trang bị và hướng dẫn người học bổ sung, cập nhật hệ thống kiến thức nâng cao và chuyên sâu ở bậc thạc sĩ về chuyên ngành Quản trị văn phòng, gồm: 

– Cơ sở lý luận và hệ thống lý thuyết về quản trị văn phòng; 

– Các chức năng cơ bản và công nghệ quản trị văn phòng;

-Tổ chức khoa học hoạt động hành chính văn phòng 

– Tổ chức thực hiện chức năng và nhiệm vụ của văn phòng

– Phương pháp và kinh nghiệm quản trị văn phòng ở Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới;

– Xu hướng phát triển và đổi mới trong quản trị văn phòng…

* Kỹ năng: 

Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, chương trình đào tạo cũng chú ý đến mục tiêu trang bị và hướng dẫn người học nâng cao các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và kỹ năng mềm, bao gồm: Kỹ năng hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng; Kỹ năng lãnh đạo và quản lý; Kỹ năng tổng hợp và xử lý thông tin; Kỹ năng tham mưu; Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục; Kỹ năng tổ chức lao động khoa học; Kỹ năng giao tiếp và quan hệ công chúng; Kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động văn phòng và quản trị văn phòng; Kỹ năng xây dựng hình ảnh và phong cách cá nhân phù hợp với hoạt động quản trị văn phòng; Kỹ năng làm việc và điều hành nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn…

* Phầm chất đạo đức: 

Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ; luôn suy nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu tổ chức khoa học và kiểm soát các công việc hành chính văn phòng vì sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp.

3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh:

Thi tuyển với các môn thi sau đây:

1/ Môn thi Cơ bản: Quản trị học

2/ Môn thi Cơ sở: Quản trị văn phòng

3/ Môn Ngoại ngữ: Theo quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.2. Đối tượng tuyển sinh:

1/ Tốt nghiệp đại học ngành đúng (Quản trị văn phòng) hoặc ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (đối với các khóa đào tạo từ năm 2015 trở về trước), từ loại khá trở lên, được dự thi ngay trong năm tốt nghiệp; 

2/ Tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành Quản trị văn phòng, gồm: Khoa học Quản lý, Khoa học chính trị, Quản lý nhà nước, Hành chính học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Lưu trữ học, Thông tin học, Khoa học thư viện.

3/ Tốt nghiệp đại học các ngành khác, gồm Báo chí, Công nghệ thông tin, Công tác xã hội, Kế toán, Giáo dục học, Lịch sử, Luật học, Nhân học, Ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga), Quản lý văn hóa, Tài chính – Ngân hàng, Tâm lý học, Thống kê, Toán học, Xã hội học.

3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh: từ 20 – 30 học viên/ 1 năm 

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
1. Chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực chuyên môn
Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng sẽ đảm bảo nắm vững những kiến thức chuyên môn sau:

-Kiến thức về khoa học xã hội nhân văn: Học viên hiểu rõ vị trí, vai trò, nội dung của quản trị văn phòng trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn; Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung (liên ngành) và phương pháp nghiên cứu của Quản trị học nói riêng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về quản trị văn phòng.

-Cơ sở lý luận và lý thuyết về quản trị văn phòng, gồm: Hệ thống các thuật ngữ khoa học trong lĩnh vực quản trị văn phòng; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của quản trị văn phòng; Mối quan hệ giữa quản trị văn phòng với các ngành khoa học khác; Lịch sử và các quan điểm/ học thuyết/ trường phái lý thuyết về văn phòng và quản trị văn phòng trên thế giới và ở Việt Nam; Đối tượng, nội dung, tính chất, đặc điểm của quản trị văn phòng; Vai trò và tầm quan trọng của quản trị văn phòng đối với hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… 

-Các chức năng và công nghệ quản trị văn phòng gồm: Thiết kế và tổ chức bộ máy văn phòng; Hoạch định và điều hành hoạt động văn phòng; Kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng; Quản lý chất lượng hoạt động văn phòng; Cải tiến và hiện đại hóa hoạt động văn phòng, Lựa chọn và áp dụng các công nghệ quản trị văn phòng phù hợp hoạt động của cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp…

-Tổ chức khoa học hoạt động hành chính văn phòng, gồm: thiết kế và phân loại hoạt động hành chính- văn phòng; Chuẩn hóa hoạt động hành chính- văn phòng; Hướng dẫn và kiểm soát  hoạt động hành chính- văn phòng

-Tổ chức thực hiên chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, gồm: Tổ chức hệ thống thông tin quản lývà cơ sở dữ liệu; Tổ chức công tác tham mưu tổng hợp; Tổ chức và kiểm soát thủ tục hành chính; Tổ chức công tác hậu cần; Tổ chức hoạt động quan hệ công chúng…

-Thực tế và kinh nghiệm quản trị văn phòng ở Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới

-Xu thế phát triển và hiện đại hóa hoạt động văn phòng và quản trị văn phòng…

2. Chuẩn về kỹ năng
Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng sẽ đảm bảo nắm vững những kỹ năng sau:

* Kỹ năng nghề nghiệp:

– Sau khi tốt nghiệp, học viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có các kỹ năng cần thiết đối với người quản trị văn phòng như: Kỹ năng tổ chức, hoạch định; Kỹ năng lãnh đạo và quản lý; Kỹ năng tham mưu tổng hợp; Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục; Kỹ năng tổ chức công việc văn phòng; Kỹ năng kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động văn phòng…

– Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng tư duy, phân tích và phát hiện, tìm tòi, đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu về quản trị văn phòng cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn

– Nếu được giao nhiệm vụ, người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng có khả năng độc lập hoặc tổ chức nhóm để triển khai, thực hiện và hoàn thành các đề tài hoặc chương trình nghiên cứu theo đúng quy trình và bằng các phương pháp khoa học đơn ngành và liên ngành. 

– Trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng quan sát, tìm hiểu, phân tích tình hình và phát hiện được những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết trong thực tế về quản trị văn phòng ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Nếu được giao nhiệm vụ, người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng có khả năng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch để áp dụng và thực thi các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra thuộc lĩnh vực quản trị văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

 – Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng có khả năng dự báo và tham mưu cho lãnh đạo những biện pháp để quản lý rủi ro, khủng hoảng và giải quyết một số xung đột trong hoạt động văn phòng.

* Kỹ năng bổ trợ:

– Kỹ  năng cá nhân

 Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòng có khả năng đánh giá bản thân và nhân viên hoặc những người cộng tác trong hoạt động văn phòng và quản trị văn phòng (về năng lực, kỹ năng, phẩm chất); có kỹ năng giao tiếp tốt; có khả năng thể hiện chính kiến cá nhân, đồng thời biết lắng nghe và tham khảo những ý kiến góp ý của cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp; có kỹ năng xây dựng hình ảnh và phong cách cá nhân để phù hợp với hoạt động quản trị văn phòng.

–  Kỹ năng làm việc nhóm

Quản trị văn phòng là lĩnh vực thường xuyên phải làm việc theo nhóm. Vì vậy, người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòngcó khả năng tập hợp và tổ chức một hoặc một số nhóm làm việc hiệu qủa để triển khai và thực thi các nhiệm vụ được giao trong quản trị văn phòng; có kỹ năng phân công, phân nhiệm, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm; có kỹ năng động viên, khuyến khích những thành viên trong nhóm cùng đóng góp, cùng tham gia, cùng chia sẻ thành công và rủi ro trong thực thi công việc văn phòng…

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
* Trách nhiệm công dân

– Có trách nhiệm với cộng đồng.

– Biết tuân thủ pháp luật

– Biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ.

*Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ:

– Trung thực, nghiêm túc, 

– Tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân

– Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro, áp lực trong công việc

– Cầu thị và có ý thức vươn lên 

*Thái độ tích cực, yêu nghề:

– Có trách nhiệm trong công việc

– Gương mẫu trong vai trò của người phụ trách

– Chủ động, độc lập và sáng tạo trong công việc và trong phạm vi cho phép

– Hài hòa trong các mối quan hệ

4. Vị trí việc làm có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị văn phòng có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau đây:

– Là nhà chuyên môn hoặc người chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản trị văn phòng (có khả năng thiết kế, xây dựng, tư vấn, hướng dẫn áp dụng các công cụ, phương pháp để tổ chức khoa học và kiểm soát toàn bộ hoặc một phần hoạt động hành chính văn phòng của cơ quan và công việc của bộ phận văn phòng)

– Phụ trách khu vực hoặc bộ phận hành chính văn phòng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tương ứng với các chức danh: Chánh/ Phó văn phòng, Trưởng/ Phó phòng Hành chính (hoặc Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Hành chính – Nhân sự…), Giám đốc hành chính, Quản lý văn phòng… 

– Thư ký hoặc trợ lý về hành chính, văn phòng cho các cấp lãnh đạo (thủ trưởng các cơ quan, chủ doanh nghiệp…)

– Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn phòng và quản trị văn phòng bậc cao đẳng và một số trường đại học;

– Nghiên cứu viên hoặc phụ trách các đơn vị nghiên cứu về văn phòng, quản trị văn phòng tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học;

5.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự tìm tòi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn tại cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

– Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị văn phòng;

– Có cơ hội học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực được đào tạo.

6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế được tham khảo
Trong quá trình xây dựng đề án, chúng tôi đã tiến hành thu thập và đánh giá khung chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo châu Âu và châu Á. Trong số các khung chương trình đó, chúng tôi chủ yếu tham khảo khung chương trình đào tạo của một số trường đại học ở Âu-Mỹ, nơi mà ngành học này tương đối phát triển trong những năm vừa qua như chương trình Thạc sĩ Quản trị công của Đại học Nice – Cộng hòa Pháp; chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tổng hợp Stanford – Hoa Kỳ và chương trình Thạc sĩ Quản lý cơ sở vật chất của Trường Đại học Xây dựng và Công nghệ Georgia – Hoa Kỳ. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo khung chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Mara (Universiti Teknologi Mara – Malaysia) đại diện cho một cơ sở đào tạo của Á châu để tham chiếu. Mục tiêu và nội dung đào tạo của các cơ sở này về cơ bản là giống nhau (đặc biệt là những nội dung về lý luận, lý thuyết, phương pháp quản trị), nên phù hợp với chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị văn phòng. Những chương trình này đã được thị trường lao động của các quốc gia chấp nhận và đánh giá cao.

7. Về chuẩn trình độ ngoại ngữ
Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quản trị văn phòngphải đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với các đối tác nước ngoài (đặc biệt là ở văn phòng các cơ quan, doanh nghiệp có quan hệ quốc tế rộng), trong tổ chức sự kiện, hội họp, trong quản trị hệ thống thông tin của văn phòng; Kỹ năng ngoại ngữ được trang bị cho học viên phải đáp ứng được nhu cầu tìm, nghiên cứu tài liệu nước ngoài để tham khảo, phục vụ cho công việc chuyên môn về quản trị văn phòng.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 64 tín chỉ, trong đó:

– Khối kiến thức chung : 08 tín chỉ

– Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành : 36 tín chỉ

+ Bắt buộc 16 tín chỉ

+ Tự chọn 20 tín chỉ/44 tín chỉ

– Luận văn: 20 tín chỉ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây