Thạc sĩ Lưu trữ học (định hướng nghiên cứu)

Thứ tư - 30/09/2020 20:40
Chương trình cung cấp kiến thức chuyên sâu về các hoạt động lưu trữ, cập nhật và bổ sung năng lực quản lý lưu trữ và kỹ năng nghiên cứu cho học viên.
Thạc sĩ Lưu trữ học (định hướng nghiên cứu)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 
Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt:  Lưu trữ học

+ Tiếng Anh: Archivology

Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 32 03 01
Tên ngành đào tạo: 
+ Tiếng Việt:  Lưu trữ học

+ Tiếng Anh: Archivology

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ  Lưu trữ học 

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Archivology 

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –  ĐHQGHN
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung

Chương trình Thạc sĩ Lưu trữ học định hướng nghiên cứu trang bị cho học viên trình độ lý luận vững vàng về Lưu trữ học, về phương pháp luận nhằm nâng cao khả năng và tư duy nghiên cứu trong lĩnh vực này; bên cạnh đó, hoàn thiện tư duy tổ chức và quản lí công tác lưu trữ, tổ chức và quản lý việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ, cũng như khả năng giảng dạy bậc đại học trong lĩnh vực chuyên môn của học viên. 

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1.Về kiến thức: Trang bị cho học viên các nhóm kiến thức cơ bản và nâng cao về các lĩnh vực sau: 

– Khối kiến thức cơ sở về hành chính học, hệ thống văn thư và lịch sử văn bản học;

– Khối kiến thức chuyên sâu về lưu trữ học;

– Khối kiến thức bổ trợ và tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người học. 

2.2.2. Về năng lực: Sau khi học xong chương trình, học viên có được các năng lực sau đây: 

– Nắm vững những vấn đề cơ bản về lưu trữ học, có khả năng phát hiện những vấn đề về mặt lí luận cũng như thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết; từ đó có thể tham mưu, tư vấn các biện pháp tổ chức, quản lý và chính sách về lĩnh vực lưu trữ cho các cấp lãnh đạo và quản lí;

– Có khả  năng độc lập hoặc biết tổ chức một nhóm, một tập thể cùng triển khai nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lưu trữ học. 

2.2.3. Về kĩ năng:  

– Có khả năng vận dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận và giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn trong công tác lưu trữ và công tác đảm bảo, cung cấp thông tin lưu trữ cho cán bộ lãnh đạo và quản lí trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp;

– Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các trường hành chính, các trường trung học, cao đẳng và đại học về các lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo. 

2.2.4. Về nghiên cứu: Trang bị khả năng nghiên cứu độc lập các vấn đề thuộc lĩnh vực lưu trữ học. Cụ thể như sau: 

– Nghiên cứu những lí luận mới về lưu trữ học;

– Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về công tác văn thư, lưu trữ để tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với xu thế phát triển hiện nay;

– Nghiên cứu những tác động của sự thay đổi trong xã hội hiện đại đến công tác lưu trữ;

– Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

3.  Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh:

– Thi tuyển với các môn sau đây: 

+ Môn thi Cơ bản: Công tác văn thư

+ Môn thi Cơ sở: Lí luận và phương pháp công tác lưu trữ

+ Môn Ngoại ngữ: 01 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc   (tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNam)

3.2. Đối tượng tuyển sinh:

–  Cử nhân tốt nghiệp ngành đúng Lưu trữ học hoặc ngành phù hợp Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (đối với sinh viên tốt nghiệp từ năm 2015 trở về trước); cử nhân tốt nghiệp các ngành gần, đã hoàn thành chương trình chuyển đổi.(danh mục các học phần bổ sung kiến thức tại mục 3.4). 

–  Yêu cầu kinh nghiệm công tác: Không yêu cầu

3.3. Danh mục các ngành gần với chuyên ngành Lưu trữ học:  Lịch sử, Văn học, Văn hóa học, Quản lý giáo dục, Báo chí, Luật, Chính trị học, Quản trị văn phòng,  Quản lý nhà nước,  Công tác xã hội, Đông phương học, Hán Nôm, Khoa học quản lý, Khoa học thư viện, Nhân học, Quốc tế học, Tâm lý học, Thông tin học, Triết học, Việt Nam học, Xã hội học, Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước sau khi đã học bổ túc kiến thức (25 tín chỉ) để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Lưu trữ  học.

3.4.Dự kiến quy mô tuyển sinh: 15 – 20 học viên/năm

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực chuyên môn

Người tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Lưu trữ học theo định hướng nghiên cứu sẽ đảm bảo nắm vững những kiến thức sau:

– Người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin; Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức) và sử dụng được những kiến thức nói trên trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.

– Lưu trữ học thuộc nhóm ngành thông tin, vì vậy người học cần nắm vững những vấn đề lý luận/ lý thuyết và thực tiễn về khoa học thông tin, giá trị của thông tin quá khứ (tài liệu lưu trữ) và nhu cầu khai thác, mục đích sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ của giới khoa học, các nhà quản lý và của toàn xã hội để phục vụ cho các lĩnh vưc; chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và các nhu cầu chính đáng của nhân dân; nắm vững lý luận và thực tiễn của việc lưu trữ, tổ chức khoa học và phục vụ khai thác hiệu quả các nguồn thông tin nói chung và thông tin trong tài liệu lưu trữ nói riêng.

– Người học nắm được kiến thức chuyên sâu và cập nhật kiến thức mới về lưu trữ học; các vấn đề cơ bản về lịch sử, pháp lý và khuynh hướng phát triển của ngành lưu trữ ở Việt Nam; các vấn đề đang cần được nghiên cứu và giải quyết trong công tác lưu trữ và hoạt động lưu trữ ở Việt Nam;

– Người học nắm vững một số phương pháp và kỹ năng cơ bản cần áp dụng để thực hiện tổ  chức và quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; Có khả năng vận dụng các phương pháp đó vào hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

2. Chuẩn về kỹ năng:

2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

– Có khả năng phát hiện những vấn đề về mặt lí luận cũng như thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết; từ đó có thể tham mưu, tư vấn chính sách về công tác lưu trữ cho các cấp lãnh đạo và quản lí;

– Có khả năng độc lập hoặc biết tổ chức nhóm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực lưu trữ học; 

– Có khả năng vận dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận và giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn trong công tác lưu trữ và công tác đảm bảo thông tin cho lãnh đạo và quản lí trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp; 

– Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng và đại học về lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo. 

– Kỹ năng tư duy sáng tạo, phát hiện, phân tích và đề xuất xử lý các vấn đề chuyên môn trong hoạt động lưu trữ và công tác lưu trữ;

– Nắm hiểu và có khả năng vận dụng các phương pháp khoa học vào thực tiễn hoạt động lưu trữ và công tác lưu trữ;

– Kỹ năng xây dựng và triển khai các đề án, thuyết minh các dự án nghiên cứu, viết tổng quan và công bố các công rình khoa học;

– Kỹ năng nghiên cứu độc lập và làm việc trong nhóm nghiên cứu; sử dụng được một số phương pháp nghiên cứu cơ bản để phát hiện và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề  đang đặt ra trong công tác lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Giảng dạy các chuyên đề về lưu trữ học; hướng dẫn các sinh viên thực hiện khóa luận, niên luận và đề tài nghiên cứu khoa học; vận dụng kết quả nghiên cứu để giải quyết các vấn đề của thực tiễn công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ. 

2.2. Kỹ năng bổ trợ: Sau khi tốt nghiệp, người học được nâng cao các kỹ năng bổ trợ như: 

– Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thích ứng với con người và hoàn cảnh để làm việc với đối tác, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan trực thuộc trong lĩnh vực lưu trữ; 

– Kỹ năng kiểm soát bản thân để ứng phó và xử lý các tình huống trong quyết công việc liên quan đến công tác lưu trữ  và trong cuộc sống;

– Kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong công tác lưu trữ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
3.1.  Phẩm chất đạo đức cá nhân: nghiêm túc, chăm chỉ, nhiệt tình, tự chủ, kiên trì và sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro. 

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: trách nhiệm, chuyên nghiệp, chủ động, độc lập và sáng tạo, đáp ứng được các tính chất cơ bản của công tác lưu trữ là tính chính trị, tính cơ mật, tính khoa học và tính phục vụ. 

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật, bảo vệ chân lí, ủng hộ đổi mới tiến bộ.

4. Những vị trí công tác người học có thế đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
– Lãnh đạo các cơ quan quản lí ngành như Cục Lưu trữ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Văn thư-Lưu trữ Nhà nước;

  – Đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cơ quan sự nghiệp lưu trữ cấp Trung ương và cấp tỉnh;

– Phụ trách công tác Văn thư-Lưu trữ các cơ quan cấp Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 

– Tổ chức và chịu trách nhiệm quản lí lưu trữ chuyên ngành, lưu trữ kĩ thuật, lưu trữ các tập đoàn kinh tế lớn;

– Giảng dạy các môn chuyên ngành bậc Cao đẳng và Đại học;

– Tham gia điều hành các cơ sở nghiên cứu, tổ chức và thực hiện nghiên cứu các đề tài liên quan đến công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; 

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến lưu trữ học.

– Có cơ hội học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lưu trữ học, lịch sử để trở thành chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực được đào tạo.

6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế được tham khảo
Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, chúng tôi đã tham khảo chương trình đào tạo của trường đại học Gakushuin-Nhật Bản. Đây là chương trình tiên tiến được Đại học Gakushuin và nhiều trường đại học đào tạo về lưu trữ tại Nhật Bản và một số nước tham khảo.

7. Chuẩn về trình độ ngoại ngữ
Người tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Lưu trữ học định hướng nghiên cứu phải đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Người học có thể sử dụng ngoại ngữ trong việc tìm, nghiên cứu tài liệu nước ngoài để tham khảo phục vụ cho công việc chuyên môn về lưu trữ học. 

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ của chương trình: 64 tín chỉ, trong đó:

– Khối kiến thức chung (bắt buộc):  8  tín chỉ                                                        

– Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ

Bắt buộc: 16 tín chỉ
Lựa chọn: 20 tín chỉ/42 tín chỉ
– Luận văn Thạc sĩ: 20 tín chỉ.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây